HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG LÚA NÀNG XUÂN

 

1. NGUỒN GỐC VÀ TÍNH PHÁP LÝ:

Giống lúa Nàng Xuân là một giống lúa đặc sản, chất lượng cao do Công ty NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI chọn tạo từ tập đoàn giống lúa thơm trên Thế giới, giống được Bộ NNPTNT công nhận chính thức theo quyết định số 417/QĐ-TT-CLT ngày 15/10/2010 được đưa vào danh mục giống cây trồng và được đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. ĐẶC ĐIỂM:

- Giống lúa Nàng Xuân có cây cao trung bình khoảng 100cm, thân cứng, lá dày, tán gọn (cứng hơn Bắc Thơm số 7). Trồng được cả 2 vụ trên nhiều chân đất khác nhau, đặc biệt là giống chịu thâm canh trên các loại chân đất vàn có tầng canh tác dày sẽ cho năng suất cao.

- Giống lúa Nàng Xuân có hạt thon nhỏ, thóc màu nâu sẫm, gạo trắng trong, không bạc bụng, cơm dẻo, mềm, mùi thơm như cơm gạo Tám, vị đậm, chan canh không nát, cơm để nguội vẫn thơm, mềm.

Hàm lượng dinh dưỡng cao, gạo bóng đẹp, cơm ngon nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng

- Giống lúa Nàng Xuân có thời gian sinh trưởng ngắn: vụ xuân 125- 130 ngày; vụ mùa 105- 110 ngày; gieo sạ 95-100 ngày. Năng suất trung bình đạt 55 tạ/ha/vụ, thâm canh cao có thể đạt tới 70tạ/ha, khả năng chống bệnh bạc lá, khô vằn tốt hơn Bắc thơm số 7, chịu hạn, và chống đổ khá. Lúa có mùi thơm nhưng chuột ít phá hại.

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT:

- Lượng giống (tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2): Gieo cấy 0,9 -1,0kg; gieo sạ 1,1- 1,2kg.

- Thời vụ gieo cấy:

+ Vụ Xuân: gieo từ 20/01- 05/02; tuổi mạ: mạ dược 5 lá, mạ nền 3- 4 lá

+ Vụ Mùa: gieo từ 20/05- 15/06; tuổi mạ: mạ dược 15- 18 ngày, mạ nền 9- 12 ngày.

- Mật độ cấy: 35- 40 khóm/m2

- Kỹ thuật ngâm ủ giống:

+ Vụ xuân: Ngâm trong nước ấm 36- 48 giờ, cứ 6- 8 giờ thay nước rửa chua một lần, trước khi ủ rửa sạch để ráo, ủ đủ ấm, nhiệt độ ủ từ 30- 40oC (trong quá trình ủ cần kiểm tra và đảo hạt để tránh bốc nóng cho mầm).

+ Vụ mùa: với giống thu hoạch vụ trước (giống cũ) ngâm thóc 24- 36 giờ; với giống mới thu hoạch phải ngâm đủ 48- 52 giờ, cứ 6- 8 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt thóc đã hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng của hạt thóc), rửa sạch để ráo rồi đem ủ nơi râm mát, không đọng nước (trong quá trình ủ cần kiểm tra và đảo hạt để tránh bốc nóng cho mầm).

Lưu ý: Dùng chậu, thùng để ngâm thóc, không được dùng bao xác rắn, bao nilon để ngâm ủ. Khi hạt nảy mầm cần tãi mỏng và giảm bớt việc ủ để tránh bốc nóng làm hỏng cả khối hạt, khi mầm dài bằng 1/3 hạt thóc thóc thì đem gieo.

- Phân bón:

+ Để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối, bón lót sâu, bón thúc sớm, bón tập trung.

+ Khuyến cáo sử dụng phân bón NPK tổng hợp chuyên dùng cho lúa. Lượng bón và cách bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Bón bổ sung 80- 100kg Kaliclorua/ha giai đoạn cuối đẻ nhánh để hạn chế sâu bệnh, nên phun phân bón lá Siêu Kali trước và sau trỗ 5 ngày để lúa cứng cây trỗ thoát nhanh, trỗ đều, chống lem lép hạt và đạt năng suất cao.

- Chú ý:

+ Thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh kịp thời, thu hoạch khi lúa đã chín 80%.

+ Khi phơi cào luống, che đậy để lúa giữ mùi thơm lâu.

- Hướng dẫn bảo quản: Để giống ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để cùng các loại hóa chất khác.

- Điện thoại tư vấn: 0221.791.818 /0913.012.491/0974.497.451

Không nên dùng giống đã qua sản xuất để làm giống cho vụ sau – Năng suất và chất lượng sẽ giảm

popup

Số lượng:

Tổng tiền: